Xin chào, Đây là tôi!

Sử Kiu

Nhiếp ảnh là niềm đam mê của tôi Thiết kế Logo, Banner, CAD Web là nơi để tôi trải nghiệm

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

TẾT ÂM LỊCH LÀ TẾT CỔ TRUYỀN CỚ SAO LẠI MUỐN BỎ | SUKIU

Những ngày vừa qua, một loạt ý kiến về việc bỏ Tết Âm để chuyển sang đón tết Dương đã trở thành chủ đề nóng được cư dân mạng bình luận.



Những ngày gần đây, dư luận đang bàn nhiều về ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như người Phương Tây. Có nghĩa rằng, Việt Nam vẫn sẽ ăn Tết cổ truyền, giữ nguyên các phong tục ăn Tết truyền thống nhưng sẽ theo lịch Dương. Ngày 1 tháng 1 Âm lịch sẽ không đón Tết nữa, thay vào đó sẽ là ngày 1/1 Dương lịch. Ý kiến này được rất nhiều người đưa ra như bài viết của Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân có tên “Tết hội nhập” của ông đăng tải lên mạng vào ngày 2/1/2013. Ý kiến này được đề xuất đầu tiên năm 2005 nhưng đã bị bác bỏ do số lượng đồng tình rất ít, sau nhiều năm, ông vẫn giữ quan điểm đó thì giờ đây con số đồng tình được tăng lên nhưng số lượng phản bác vẫn nhiều hơn. 

Xoay quanh câu chuyện đó, cuối năm nay, đã có nhiều người lên tiếng đề xuất đổi tết Âm sang tết Dương như nhà văn trẻ Tuệ Nghi,...Mọi quan điểm của họ đều cho rằng tết Âm lịch đang làm giảm sự phát triển kinh tế của đất nước, các nhà chính trị phải đau đầu để tính ngày nghỉ, các doanh nghiệp thì mất sự giao tranh giữa các nước về buôn bán, hội nhập. Như nhà văn Tuệ Nghi phân tích:

"Cái hồn ở dân tộc vốn dĩ nằm ở sự thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự hội nhập khéo léo về văn hoá cũng như chuẩn mực trong đạo đức, lối sống của con người. Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?"

Tại sao các nước Phương Tây đón tết Tây hà cớ gì mà Việt Nam không đón tết cùng với  họ. Để có cơ hội giao lưu hội nhập, buôn bán, giao thương hơn. Đó là nguồn ý kiến của một nhà văn trẻ.


Văn hóa dân tộc


Theo ý kiến của tôi: Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc chuyển tết Âm thành tết Dương. Dưới đây các các quan điểm và góc nhìn từng khía cạnh:

"Về văn hóa" Việt Nam là một trong 6 nước trong khu vực đón tết Âm, tết Âm được ra đời khi bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy của Lang Liêu con trai thứ 18 của Hùng Vương 6. Nước ta sớm được hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của con người Việt. Đây là nền văn hóa riêng của một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước. Hà cớ gì mà chúng ta lại buông bỏ tết Âm lịch. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ về về văn hóa nước nhà hay chưa?

"Về kinh tế" Chúng ta muốn hội nhập thành công trước hết phải giữ bản sắc của mình. Không thể ngụy biện lý do nghỉ tết Âm là ảnh hưởng đến kinh tế, khiến kinh tế bị trì trệ, không có cơ hội giao thương với nước ngoài. Nhiều nước họ nghỉ dài, thậm trí dịp Noel, tết Dương họ còn nghỉ nhiều hơn chúng ta nhưng kinh tế họ vẫn phát triển. Vấn đề ở đây là nghỉ nhiều hay ít, mà đó là do năng suất lao động và khả năng làm việc.

"Về tiết khí" Nếu theo dương lịch, ngày 1/1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Việt Nam lại đang là thời điểm giữa đông trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về. Còn nếu theo Âm Lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận, hoa mai, hoa đào đã nở khắp nơi.

Nhật Bản đã gộp tết Âm vào tết Dương từ năm 1872, do muốn thay đổi kinh tế hội nhập với phương Tây và không bị lệ thuộc bởi Trung Hoa. Nhưng theo Vị công sứ Nhật Bản cho biết:

"Nhật Bản muốn dùng lịch phương Tây là vì tính chất thời điểm, đó là việc lựa chọn rất cần thiết khi đó. Nhật Bản có lẽ vẫn giữ Tết Nguyên Đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện "chúng ta là ai?" Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì. Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng"

Chúng ta không thể nào giống được Nhật Bản, không phải thời điểm nào thay đổi chúng ta cũng thành công được. Đó sự việc làm không cần thiết để phát triển kinh tế, muốn phát triển một đất nước hãy chú trọng về giáo dục, quân sự,...chứ không phải chỉ vì mấy ngày nghỉ tết.

Theo: SUKIUDHXD

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang web của tôi, xin hãy để lại bình luận bên dưới cho tôi về những thắc mắc bài viết. Hãy cùng xây dựng trang web của tôi ngày càng phát triển hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

JACK KIU
+1-647-527-919
ĐẠI LA, VIỆT NAM

GỬI TIN NHẮN CHO TÔI

Được tạo bởi Blogger.

Advertising